dạy con cách từ chối và những điều cần lưu ý

13:33
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm đồ chơi cho béđồ chơi thông minh, đồ chơi gỗ, xe đồ chơi trẻ em chất lượng cao

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Từ chối, là một kỹ năng mà mẹ luôn luôn phải tập cho trẻ đồng thời với việc dạy chúng biết cảm ơn
Hôm qua đi chợ, tôi có tình cờ gặp cô bạn thân. Cô ấy kể rằng thứ tư vừa rồi có gặp cu Ben ở cổng trường, lâu ngày không gặp con nên muốn mua cho cu cậu mấy món đồ chơi. Nhưng khổ nỗi con lại từ chối ghê quá. Cô ấy hỏi tôi có dạy cu Ben không mà cu cậu còn bé đã biết cách từ chối rất khéo léo, không hề khiến cho đối phương cảm thấy mất lòng. Tôi mỉm cười gật đầu có.
Bài học dạy con cảm ơn và từ chối luôn luôn song hành trong cách dạy con của tôi. Thậm chí, từ chối còn khó hơn rất nhiều so với cảm ơn vì ngay cả với nhiều người lớn thì từ chối cũng là một kỹ năng sống không hề đơn giản. Khi nào trẻ cần từ chối và từ chối như thế nào là một vấn đề quan trọng thường gặp trong cuộc sống nhưng các bậc phụ huynh lại ít chú ý đến. Dạy con biết cách từ chối chính là cách mẹ bảo mẹ con tránh khỏi việc bị dụ dỗ bắt cóc khi không có bố mẹ ở bên.
Dưới đây tôi xin mách các mẹ 4 nguyên tắc tôi áp dụng khi dạy con nói lời từ chối:
1. Giải thích cho trẻ những trường hợp cần từ chối
Trẻ có thể không tự biết những lúc nào phải từ chối, do vậy cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu và giúp trẻ định nghĩa về những việc có thể và không thể. Từng bước, thông qua các tình huống khác nhau, trẻ sẽ dần dần học được cách nhận biết tình huống nào nên nhận lời tình huống nào nên từ chối.
Tôi luôn nhắc nhở Ben không nên hay không được phép nhận những món quà trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, món quà đó quá đắt tiền, không phù hợp với trẻ. Ở tuổi các con chỉ nên nhận những món quà có giá trị tiền bạc thấp. Bởi nhiều khi con không biết giữ gìn khiến cho những thứ đắt tiền trở nên lãng phí. Hơn nữa, việc thường xuyên nhận những món quà có giá trị sẽ tạo một thói quen không tốt cho trẻ, chúng sẽ sinh ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn với bố mẹ.
Thứ hai, món quà hay lời đề nghị từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Trước những món quà như vậy, con tuyệt đối không được phép nhận. Tôi luôn dặn Ben rằng nếu con gật đầu đồng ý, con sẽ bị người khác bắt, bị đem bán khi đó con sẽ không được ở gần bố mẹ. Đây là lời dọa mà bố mẹ nên nói với con tránh trường hợp xấu xảy ra.
Thứ ba, khi chưa được bố mẹ cho phép. Con luôn phải ý thức rõ trong đầu rằng, làm bất cứ việc gì cũng nên hỏi ý kiến của bố mẹ hoặc người lớn trước, không được phép tự ý làm gì. Các con còn nhỏ, có thể chưa xác định được việc nào nên hay không nên làm, do đó cần phải có tự “tư vấn” của người lớn. Ben nhận thức rõ vấn đề này, nên khi con được ai đó tặng quà, cu cậu đều phải quay lại dùng vẻ mặt để dò hỏi ý kiến của bố mẹ.

2. Phải cảm ơn trước khi từ chối
Bài học dạy trẻ cách từ chối lịch sử cũng không thể không đề cập đến lời “cảm ơn”. Luôn phải dạy trẻ biết ghi nhận lòng tốt của người đề nghị. Đây là việc rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhớ. Việc cảm ơn sẽ giúp người bị tự chối không cảm thấy phật ý.
Tôi luôn dạy Ben trước khi từ chối bất cứ một món quà nào của người khác, con cần phải nhớ rõ cấu trúc câu “cảm ơn…nhưng”. Chỉ một câu nói đơn giản như vậy nhưng lại có thể làm hài lòng cả người từ chối và người bị tự chối.
Ngoài câu nói cảm ơn, tôi nhấn mạnh Ben phải có thái độ tích cự, thiện cảm trước người đối diện. Bởi thái độ cũng là một dạng ngôn ngữ đặc biệt có thể tác động mạnh mẽ đến người đối diện, nhất là khi đó là người bị từ chối. Kèm lời từ chối, con hãy nở nụ cười tươi thì không ai có thể trách cứ được. Nhưng ngược lại nếu con từ chối kèm theo sự căm ghét hay coi thường, thì con sẽ không bao giờ nhận được cảm tình từ người đối diện. Đừng tiếc một nụ cười để rồi làm mất lòng người khác.
3. Không được nhận xét về món quà
Bài học thứ 3 mẹ cần dạy con để có một lời từ chối lịch sự đó là không được nhận xét về món quà dù khen hay chê. Khi con khen, mà con vẫn không nhận quà, có nghĩa là con không thật lòng thích chúng. Hay khi bé chê bai chúng cùng lúc từ chối, thật sự bé sẽ bị đánh giá là một người bất lịch sự.
Tôi dạy Ben phải nhớ rõ rằng “chê bai điều gì ngay trước mặt họ là một việc làm không nên”, nó sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của con với người đó. Một khi con đã từ chối quà của họ thì đừng nên khiến họ tổn thương thêm khi “góp” vào vài câu “cháu không thích nó”, “nó xấu lắm”…
Thay vì từ chối chê bai, trẻ nên đưa ra lí do cho hành động của mình. Với trẻ, lí do đơn giản nhất là: “cháu chưa được phép của ba mẹ”. Nhưng phải để chúng nói câu đó một cách tự giác, chứ không phải do người lớn bắt buộc. Lý do “cháu không được phép” sẽ là một lý do nghiêm túc và người đối diện sẽ không thể ép buộc chúng thêm. Khi bố mẹ đã định hướng con theo cách “không được làm gì khi chưa được phép” thì trẻ sẽ dễ dàng ý thức được điều nên làm khi đứng trước tình huống này.
4. Từ chối phải dứt khoát
Trẻ rất dễ “bị dụ” nên vấn đề quan trọng là chúng không được đổi ý khi người đối diện năn nỉ thêm vài câu hoặc món quà quá hấp dẫn. Với các trường hợp trẻ không có người lớn đi kèm, hãy cảnh báo chúng về những nguy hiểm có thể xảy ra khi chấp nhận yêu cầu của người lạ mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
Để con không dễ bị lung lay trước mọi lời mời gọi, ở nhà vợ chồng tôi thường lập ra một số tình huống để cho con đối phó. Mỗi tình huống con cần biết nên giải quyết ra sao, từ chối thế nào. Nếu con từ chối một cách nửa vời, điều này sẽ gây hại cho trẻ. Thứ nhất dễ lâm vào tình trạng nguy hiểm khi gặp những đối tượng xấu. Thứ hai, con sinh ra tính “cả nể”, câu trước từ chối nhưng câu sau lại gật đầu. Tính “cả nể” của con sẽ khiến con bị mọi người “lợi dụng” vì họ biết rằng con không thể từ chối.
Cha mẹ chớ nên coi nhẹ bài học dạy con biết từ chối. Giáo dục nhân cách và đạo đức cho trẻ thông qua việc dạy trẻ cách từ chối sẽ giúp trẻ tự tin hơn, biết từ chối những yêu cầu của người lạ – một yếu tố đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi không có cha mẹ hay người lớn đi kèm.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »