Hiển thị các bài đăng có nhãn Cham-soc-tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cham-soc-tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Chia sẻ của một bà mẹ vừa trải qua một kỳ nghỉ dài "không-làm-gì"

Chia sẻ của một bà mẹ vừa trải qua một kỳ nghỉ dài "không-làm-gì"

09:03 Add Comment

Các bà mẹ thường luôn bận rộn từ ngày này sang ngày khác, cho đến một ngày họ tự thưởng cho mình một kì nghỉ và thư giãn thực sự, họ đã nhận ra rất nhiều điều.

Dưới đây là chia sẻ của một bà mẹ vừa trải qua một kỳ nghỉ dài "không-làm-gì" trên trang Huffington, rất có thể bạn sẽ cảm thấy đồng cảm và biết đâu sẽ có đầy quyết tâm để lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ "không-làm-gì" của riêng mình.

"Tuần vừa qua là kỳ nghỉ vào giữa đông và tất cả chúng tôi đều ở nhà. Có vài ngày tuyết rơi, nhiệt độ có lúc đóng băng. Chúng tôi ra ngoài đi xem phim một lần, tới sân chơi thể dục trong nhà nhưng thời gian chủ yếu chúng tôi bị mắc kẹt trong nhà. 

Có lẽ cả nhà đã dành thời gian xem ti vi nhiều hơn bình thường.

Chúng tôi cùng nhau làm vài cuộc thí nghiệm khoa học đều liên quan đến bột bắp và nước rửa chén.

Điều quý giá một bà mẹ học được sau 1 tuần “không-làm-gì” 1
Và làm bánh sô cô la hạnh nhân.

Nhưng nếu bạn hỏi chúng tôi đã làm gì cả tuần thì tôi sẽ nói, “ồ, không làm gì cả.”

Tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã thích thú như thế nào. Một tuần không làm gì cả là một trong những “kỳ nghỉ” yêu thích nhất của tôi. Trên facebook, bạn bè tôi lần lượt đăng những tấm hình gia đình đi chơi ở vùng nhiệt đới, ngắm nhìn ánh nắng mặt trời và những hoạt động ngoài trời, mặc dù ghen tị với họ nhưng tôi vẫn cảm thấy thực sự thích thú khi được ở bên gia đình mình.

Đôi lúc tôi đã thực sự quan trọng hóa vấn đề. Tôi nghĩ mình nên tận dụng thời gian rảnh rỗi này để chúng tôi bên nhau mà không phải có trách nhiệm và kế hoạch nào cả. Chúng tôi có nên đưa bọn trẻ đến bảo tàng thành phố không? Chúng tôi có nên có nhiều hoạt động nghệ thuật hơn không, chơi nhiều trò chơi hơn không, nướng một mẻ bánh hạnh nhân sô cô la nữa? Tôi có nên tập thể dục nhiều hơn không? Tôi có nên viết nhiều hơn không? Tôi nên làm gì để khoảng thời gian nghỉ ngơi quý báu này thực sự có ý nghĩa với gia đình mình?

Điều quý giá một bà mẹ học được sau 1 tuần “không-làm-gì” 2
Sau đó, tôi mặc kệ những ý nghĩ đó. Và để cho ngày trôi đi. Tôi bị chìm vào với các con. Đứa bé thì đang chơi ô tô trên sàn. Đứa lớn thì đang đọc sách trong nhà (một con mọt sách thực thụ). Tôi và chồng nói với nhau những câu chuyện phiếm.

Vậy tôi còn mong điều gì hơn thế này nữa? Là bên cạnh với những người tôi yêu thương nhất. Đó thực sự là tất cả thế giới của tôi.

Nhưng bố mẹ chúng ta có một áp lực to lớn là “luôn cần phải làm điều gì đó với con mình”. Để có cái gì đó để khoe lên mạng. Chúng ta có nên đổ lỗi cho Facebook, Instagram, Pinterest? Chúng ta có nên đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông? Tôi không biết nhưng áp lực là có. Tôi cảm thấy điều đó khi con trai nói rằng cháu không muốn tiếp tục chơi bóng rổ. Hoặc những bài học piano. Khi con nói rằng sau giờ học ở trường về nhà, con chỉ muốn không làm gì cả và tôi tự hỏi có phải mình đang ép con mình “làm một điều gì đó”. 

Điều quý giá một bà mẹ học được sau 1 tuần “không-làm-gì” 3
Con có cần phải nhồi nhét thêm bất cứ cái gì nữa ngoài lịch học ở trường và ở nhà không? Liệu cậu bé 8 tuổi ham mê đọc sách của tôi có cần thực sự cần phải làm những điều gì khác nữa để là chính con không?

Hãy để con - và cả chính chúng ta - không phải làm những điều chết tiệt mà chúng ta nghĩ là tốt đẹp. Hãy là chính chúng ta. Hãy tìm kiếm những điều khác khi chúng ta muốn, khi chúng ta sẵn sàng. Tôi nghĩ chúng ta nên dùng cụm từ “làm ít hơn” và “là chính mình” nhiều hơn.

Điều quý giá một bà mẹ học được sau 1 tuần “không-làm-gì” 4
Và niềm tin. Niềm tin luôn đong đầy trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không có ai để gây ấn tượng cả và không ai theo dõi cuộc sống của chúng ta nhiều như chúng ta cả. Không ai có thể nói chúng ta cần gì hoặc chúng ta nên làm gì để lấp đầy một ngày ngoại trừ chúng ta. Hãy tận hưởng hết thời gian trong ngày vì cuộc sống vốn dĩ ngắn hơn chúng ta tưởng. Hãy trân quý những giây phút hiện tại bên người chúng ta yêu thương."

(Nguồn: Huffington Post)
Theo Cẩm Nhung / Trí Thức Trẻ

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
Những lưu ý nhỏ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bé khi đi thang cuốn

Những lưu ý nhỏ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bé khi đi thang cuốn

07:55 Add Comment

Đừng chủ quan vì những lưu ý nhỏ nhưng vô cùng hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bé khi đi thang cuốn.

Việc đi thang cuốn không đảm bảo an toàn đã gây ra những sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của của trẻ nhỏ. 

Vào ngày 2/8 vừa qua, một vụ tai nạn thang cuốn đã xảy ra tại một siêu thị ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cụ thể, khi đang đi chơi với gia đình, cậu bé 3 tuổi đã vô tình bị ngã khiến tay của bé bị cuốn vào trong thang cuốn. Trước lúc đó, em bé và người mẹ đi cách nhau một khoảng cách khá xa. Trải qua 2 tiếng đồng hồ nỗ lực giải cứu của các nhân viên cứu hộ, em bé được giải cứu và đưa tới bệnh viện.

Việc xảy ra hàng loạt vụ tai nạn thang cuốn thương tâm đã gióng lên chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của phương tiện này. 

Để đảm bảo an toàn cho bé khi đi thang cuốn, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

1. Trước khi vào thang cuốn

Những điều bắt buộc mẹ cần nhớ để cho bé đi thang cuốn an toàn
Kiểm tra trang phục cho con trước khi bước vào thang cuốn.
- Quan sát, chú ý đến trang phục, giày dép của bé. Trẻ đi thang cuốn cần phải ăn mặc gọn gàng, không luộm thuộm, gấu quần xắn cao. Nếu bé gái mặc váy xòe rộng và có dây buộc, duy băng trang trí thì bố mẹ cần chú ý thu gọn gàng, không để lủng lăng trên cơ thể để tránh trường hợp váy bị kẹt dưới băng chuyền thang cuốn. 

Bố mẹ cũng cần kiểm tra thêm dây giày của bé. Vì nếu dây giày không may bị tuột khiến bé vấp, vướng víu gây mất an toàn.

Tốt nhất khi đã cho con đi chơi, vào siêu thị phải đi lại vận động và đi thang cuốn, bố mẹ nên chọn những trang phục gọn gàng, dễ di chuyển cho con. Cần chọn những đôi dép có quai chắc chắn, vừa vặn, tránh cho trẻ đi dép lê, dép (giày) nhựa dẻo vì bé có thể để để dép quá sát cạnh thang cuốn, từ đó dép có thể bị trượt, ma sát và có nguy cơ gây tai nạn.

- Chuẩn bị nắm chắc lấy tay con để bước vào thang, tránh để trẻ chạy trước vào thang hoặc chạy nhảy không có sự kiểm soát của bố mẹ.

- Khi chuẩn bị bước vào thang cuốn: quan sát đèn hiển thị chiều chuyển động được gắn ở hai đầu thang để đi vào đúng lối vào của thang. Nhắc con chú ý con quan sát sự chuyển động và hướng đi của thang. Bố mẹ cũng cần nhắc con chỉ bước vào khi có khẩu lệnh của bố mẹ. Tránh tình trạng bố mẹ mải buôn chuyện hoặc con không chú ý, gần đến thang mới bất ngờ xử lý.

2. Khi đang đi trên thang cuốn

Những điều bắt buộc mẹ cần nhớ để cho bé đi thang cuốn an toàn
Cần nắm chắc tay con để giúp con giữ thăng bằng và chủ động khi có tình huống khẩn cấp.
- Trẻ nhỏ không có đủ kỹ năng tay, chân, mắt để phối hợp giúp bước vào và bước ra khỏi thang cuốn đang chuyển động một cách an toàn và vững chãi. Trẻ rất có thể sẽ bị mất thăng bằng và vấp ngã trên thang cuốn. Với những em bé dưới 5 tuổi, bé có thể dễ bị chuyển động của thang xô ngã vì thế tốt nhất bố mẹ nên bế trẻ. 

Còn đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể cho bé tự đứng nhưng bố mẹ cầm tay và dắt bé để đảm bảo an toàn. Tư thế tốt nhất là một tay trẻ được bố mẹ nắm chắc, một tay bám vào thành thang cuốn. Không để trẻ tự đi một mình, hoặc thiếu quan sát để bé leo trèo lên tay cuốn, cho chân tay vào rãnh cuộn.

- Để trẻ ở giữa vùng thang, không cho trẻ dựa vào thành thang cuốn. Trẻ không được ngồi xuống hay chạy nhảy trên thang cuốn đang hoạt động. Việc nắm chắc tay con cũng giúp bố mẹ chủ động hơn trong những tình huống bất ngờ xảy ra trên thang.

-  Yêu cầu con đứng cả hai chân lên cùng một bậc, không nên đứng trên hai bậc khác nhau. 

- Tránh cho trẻ ăn uống, hoặc cầm đồ ăn trên tay gây mất tập trung khi đi thang.

3. Khi chuẩn bị rời thang cuốn

Những điều bắt buộc mẹ cần nhớ để cho bé đi thang cuốn an toàn
Không được để trẻ đi thang cuốn một mình.
- Nhắc nhở báo trước con để con chủ động chuẩn bị bước khi sắp ra khỏi thang cuốn.

- Bố mẹ có thể dùng sức để hỗ trợ con thoát ra khỏi thang cuốn một cách cẩn thận, nhưng phải nhanh nhẹn và dứt khoát.

4. Bình tĩnh xử lý khi có tình huống khẩn cấp

- Nếu có chuyện không hay xảy ra. Bố mẹ cần ngay lập tức hô to kêu cứu để bảo vệ tắt hệ thống hoạt động của thang cuốn.

- Ứng xử khi bị kẹt quần áo trên thang cuốn: Đừng bao giờ cố kéo quần áo của trẻ khỏi rãnh thang đang cuốn. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm cách cởi bỏ ngay trang phục đó trên người con.

- Lưu ý về nút dừng khẩn cấp: Trên các thang cuốn đều có nút đỏ có tác dụng dừng hoạt động của thang khi có việc khẩn cấp. Cha mẹ khi đi thang cuốn cần phải quan sát nút đỏ này.

(Tổng hợp từ thestar/safetyauthority/kidstravel)
Theo Tường Vy / Trí Thức Trẻ

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
Luyện ngủ cho con và làm sao để con đi ngủ một cách dễ dàng

Luyện ngủ cho con và làm sao để con đi ngủ một cách dễ dàng

08:03 Add Comment

Theo một chuyên gia nuôi dạy con, cũng là một người mẹ thì luyện ngủ không phải là cách duy nhất và hiệu quả giúp một em bé có thể ngủ ngoan suốt đêm.

Nhiều bậc cha mẹ thường xuyên gặp vấn đề trong việc luyện ngủ cho con,họ thường bối rối trong việc lựa chọn phương pháp luyện ngủ hoặc cảm thấy không tự tin khi áp dụng một phương pháp nào đó, trong đó phổ biến là phương pháp luyện ngủ CIO (Cry It Out)...

Dưới đây là chia sẻ của Meghan - một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy con của Mỹ về việc luyện ngủ cho con và việc làm sao để con đi ngủ một cách dễ dàng và ít phiền phức nhất.

Cô đã từng nhận được những câu hỏi như thế này này từ các bà mẹ:

"Con tôi đã 2 tuổi và cháu nhất định không chịu ngủ trên chiếc giường riêng. Tôi nghĩ chúng tôi đã làm đủ mọi cách rồi.

Cách thứ nhất: Sau khi đã đọc sách cho con bé, chúng tôi đặt nó vào giường, rồi ra khỏi phòng và đóng cửa lại. Con bé bắt đầu khóc một cách ngoan cố, trèo ra khỏi giường rồi tiếp tục khóc cho đến khi trớ hay ho lên từng cơn.

Cách thứ 2: Tương tự như cách thứ nhất nhưng chúng tôi vẫn rời ra khỏi phòng mà không đóng cửa. Con bé ngay lập tức nhảy ra khỏi giường và chạy vào phòng của bố mẹ.

Cách thứ 3: Sau khi đặt con bé vào giường, chúng tôi ở lại với con và không cho phép con được ra khỏi giường. Lần này cháu vẫn khóc khóc một cách ngoan cố cho đến khi lại trớ và ho lên từng cơn.

Cách thứ 4 và giải pháp lần này thành công một nửa: Tôi hoặc chồng tôi sẽ ở bên cạnh con cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Tầm 2h sáng, con bé sẽ lại thức giấc và chạy sang phòng ngủ với bố mẹ cho đến hết đêm.
Cách thứ 5 và là phương án cuối cùng: Chúng tôi để con bé ngủ với bố mẹ cả đêm.

Xin chuyên gia hãy giúp, có cách gì để luyện ngủ đêm cho bé thành công mà không cần đến quá nhiều nước mắt không?"

Các ông bố bà mẹ hãy dừng ngay việc huấn luyện con ngủ
Chỉ cần bố mẹ bước ra khỏi phòng ngủ, đầu óc của chúng bắt đầu sợ hãi và hoang mang. Ảnh minh họa.
Và dưới đây là câu trả lời cũng như lời khuyên của chuyên gia:
Câu hỏi trên được gửi cho tôi trong một chương trình trò chuyện trực tiếp khoảng đôi tuần trước. Sau khi hỏi đôi ba câu hỏi, tôi nhận ra cô bé 2 tuổi đang được bố mẹ quan tâm suốt cả ngày. Câu trả lời của tôi là: "Hãy cứ để con ngủ với bố mẹ".

Vài người đã bắt đầu nản, họ kêu lên: “chẳng phải như thế sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn sao?”, “Như thế thì làm thế nào mà lũ trẻ có thể học cách tự đi ngủ được?”, “Điều này sẽ trở thành ác mộng mất thôi!”, “Việc ngủ chung với bố mẹ sẽ không thoải mái chút nào!”...
Vấn đề nằm ở chỗ: Mức độ lo lắng mà các bậc cha mẹ đang thể hiện ở đây rất nguy hiểm với trí não của trẻ và đó chính là vấn đề chính mà tôi quan tâm. 

Các bố mẹ đang có thói quen huấn luyện cho những đứa trẻ của mình. “Luyện ngủ” và “luyện đi vệ sinh” là hai khái niệm quen thuộc và phổ biến nhất mà bố mẹ thường phải đối mặt với lũ trẻ.

Vì vậy đương nhiên mọi người sẽ phản ứng lại khi tôi nêu ra quan điểm ngược lại.
Bây giờ hãy để tôi làm rõ hơn.
Lũ trẻ đều được sinh ra và gắn liền với một người chăm sóc cho chúng. Chúng sẽ dựa vào người chăm sóc ấy hết năm này đến năm khác – lâu hơn rất nhiều so với mọi sinh vật còn bé nào trên trái đất này.  Nếu không có người chăm sóc trách nhiệm ấy, chúng sẽ không thể tồn tại được một ngày và sẽ cô độc cả cuộc đời. Những đứa trẻ cần chúng ta và đầu óc của chúng cũng đã được gửi một thông điệp chắc chắn rằng chúng sẽ ở bên cạnh chúng ta.

Vì vậy, khi đứa bé 2 tuổi phải đối mặt với sự xa cách bố mẹ cả ngày khi nó đến lớp học buổi sáng, và rồi lại trải qua sự xa cách một lần nữa khi đến giờ ngủ, tâm trí non nớt của con bé ắt hẳn sẽ bị hoảng sợ. Và vì thế chính sự hoảng sợ này đã khiến chúng hết lần này đến lần khác muốn ở bên bố mẹ.

Chỉ cần bố mẹ bước ra khỏi phòng ngủ, đầu óc của chúng bắt đầu sợ hãi và hoang mang. Trớ hay những vấn đề hệ hô hấp là sự phản ứng của sự hoảng sợ. Có quá nhiều điều khiến cô bé xử lý không kịp. “Tại sao mẹ lại rời bỏ mình?!” và cơ thể con bé bắt đầu làm những thứ để bù lại những gì đầu óc của nó không điều khiển được.

Những phản ứng này ở đứa trẻ 2 tuổi là sự đòi hỏi phải có hành động nhanh. Hãy nhớ rằng một đứa trẻ 2 tuổi trải nghiệm cảm xúc của nó một cách rất thực tế, nó không thể tự nói chuyện với bản thân nó về chính bản thân mình. 

Cô bé sẽ không thể nói, “Ồ, Janie, cô bé ngu ngốc, bình tĩnh lại nào, mẹ chỉ là đi xuống tầng thôi mà.” Một đứa trẻ 2 tuổi chỉ làm chủ ngôn ngữ của nó, còn khả năng thể hiện cảm xúc của chính mình và điều khiển nó cần phải cả vài năm để thay đổi.

huan-luyen-con-2
Hãy ở bên vỗ về con để con thấy yên tâm.
Vậy bạn nên làm gì?

Đầu tiên hãy chắc chắn rằng con bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không có lí do sức khỏe nào khiến con bị như vậy. Ngoài ra, bạn phải giúp con bé thư giãn đầu óc. Vai trò của bố mẹ không phải là huấn luyện một đứa trẻ đi ngủ mà là khiến cho đứa trẻ cảm thấy an toàn và giấc ngủ sẽ tự nhiên đến.

Có nên nói là chúng ta sẽ không cho phép lũ trẻ khóc khi ru chúng ngủ không? Tất nhiên là không. Đó là khoảng thời gian mà đứa trẻ phải đánh bại thói quen hằng ngày và ngủ mà không có ai bên cạnh.

Tuy nhiên khi đứa trẻ nôn trớ và trở nên quá khích, đó đã là dấu hiệu rằng tâm lý của chúng bắt đầu bất ổn. Một quan niệm mà tôi rất tâm đắc từ một nhà tâm lý tân tiến nhất Gordon Neufeld là: “Không ai có thể phát triển toàn diện tiềm năng của mình trừ phi chúng ta thấy thực sự thư giãn”.

Tôi biết rằng đó đã là quan niệm xưa rồi. Tôi biết rằng chúng ta đang sống trong cuộc sống mà chúng ta bị thúc giục và cả trừng phạt. Nhưng chúng ta phải tập trung vào sự liên kết với những đứa trẻ của mình.
Vì vậy: Hãy để con bạn ngủ trong phòng của bạn và rời đi sau đó. Nếu bạn không thể ngủ với con bé trên giường của bạn, hãy đứng dậy, âu yếm con và ru cho chúng ngủ trong phòng riêng bằng những câu chuyện và những cuốn sách. Nếu con bé thức dậy sau đó và muốn ở cùng bạn, thì hãy ở đó để giúp con cảm thấy thoải mái và được an ủi. Hãy ở bên cạnh con và cho nó biết rằng bạn là một món quà rất mạnh mẽ và vững chãi của con bé – kể cả khi bạn không thể luôn luôn ở bên cạnh – bạn sẽ giúp con bé tự tin hơn bằng sự gắn bó của mình.

Và con bé sẽ dần dần tự đi ngủ được, chứ không phải theo cách mà bạn đang huấn luyện. Con bé sẽ ngủ với sự tự tin rằng bố mẹ sẽ luôn bên cạnh nó bằng mọi cách.
Cách xử lí này không phải là hoàn hảo và cũng không có cách nào hoàn hảo cả. Nhưng nó sẽ hữu ích hơn, nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn và về lâu dài, đó là cách dễ dàng nhất dành cho ba mẹ.

(Nguồn: washingtonpost)
Theo Hồng Tâm / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai bạn cần biết

Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai bạn cần biết

09:08 Add Comment

Chế độ ăn uống lành mạnh là phần quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.

Khi mang thai, người phụ nữ không cần chế độ ăn uống đặc biệt, nhưng nên sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau mỗi ngày để cân bằng dinh dưỡng. Bạn sẽ cảm thấy đói hơn bình thường, nhưng không cần phải “ăn cho 2 người”.
Mẹ bầu cần phải có bữa sáng đầy đủ, giúp hạn chế ăn vặt các loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường. Nếu mắc bệnh tiểu đường khi đang mang thai, bạn cần được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng.
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, lượng chất xơ trong loại thực phẩm này hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Phụ nữ mang thai nên ăn ít nhất 5 loại trái cây và rau mỗi ngày.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate)
Các loại thực phẩm giàu tinh bột là nguồn năng lượng quan trọng. Chúng bao gồm cơm, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, các loại mì, khoai lang, ngô, kê, yến mạch… Những thực phẩm này nên là phần chính của mỗi bữa ăn. Bạn nên chọn các loại bột nguyên hạt vì chúng có chứa nhiều chất xơ hơn.
Protein
Nguồn protein bao gồm thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, hạt đậu… Phụ nữ mang thai nên chọn thịt nạc, bỏ da gà, vịt và hạn chế chất béo, dầu ăn. Các loại thịt cần được nấu chín để đảm bảo vệ sinh. Bạn nên ăn 2 bữa cá hoặc hơn mỗi tuần. Đặc biệt, các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá mòi hoặc cá thu rất tốt cho mẹ bầu.
bà bầu, ăn uống
Thịt, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm giàu protein giúp tăng cường sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Thực phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua rất quan trọng trong thời kỳ mang thai vì chúng có chứa canxi và các chất dinh dưỡng khác mà thai nhi cần. Mẹ bầu nên chọn loại có chất béo thấp nhất có thể như bánh tách kem hoặc sữa tách kem, sữa chua ít chất béo, lượng đường thấp và pho mát cứng ít béo.
Các loại thực phẩm nên hạn chế
Mẹ bầu nên hạn chế các chất béo như bơ, dầu, salad, kem, chocolate, khoai tây chiên giòn, bánh quy, bánh ngọt, bánh tráng miệng, đồ uống có ga…Bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ trong những thực phẩm này. Thức ăn ngọt và đồ uống thường chứa lượng calo cao có thể góp phần vào việc tăng cân, gây sâu răng.
Chất béo chứa rất nhiều calo, vì vậy, nếu tiêu thụ thường xuyên có thể làm cho bạn tăng cân, đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đồ ăn nhẹ lành mạnh
Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, cố gắng không ăn đồ ăn nhẹ có nhiều chất béo và đường như kẹo, bánh quy, khoai tây chiên giòn hay chocolate. Bạn nên chọn thực phẩm lành mạnh hơn như bánh mì, sữa hoặc trái cây tươi.
Theo Sức khỏe & Đời sống
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
Nguy cơ tai nạn tiềm ẩn từ đồ thủy tinh trong nhà

Nguy cơ tai nạn tiềm ẩn từ đồ thủy tinh trong nhà

08:01 Add Comment

Chỉ một chút lỡ đễnh của cha mẹ thì những đồ vật thủy tinh trong nhà có thể là sát thủ giấu mặt gây hại cho trẻ.

Mùa hè, nhu cầu vui chơi, chạy nhảy của trẻ tăng cao cũng là lúc bố mẹ buộc phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây tai nạn đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh những lời cảnh báo về việc trẻ nhỏ bị giật điện, bỏng hay đuối nước đã được nói thường xuyên mỗi khi dịp hè đến thì một hiểm hoạ nữa mà bố mẹ ít ngờ tới đó là những đồ vật thủy tinh trong nhà.

Mới đây một vụ tai nạn thương tâm xảy ra cao ốc Hưng Phát (huyện Nhà Bè, Tp.HCM) đã khiến nhiều cha mẹ lo ngại về đồ vật thủy tinh trong nhà. Chị Diệu Ly - hàng xóm cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 16h20 chiều 17/6, theo đó, cậu bé 4 tuổi bị tai nạn rất nghịch ngợm, hay nhảy lên bàn gỗ có mặt kính thủy tinh chơi, không may lực quá mạnh khiến kính bị vỡ tung tóe khiến cậu bé bị vết thương khá nặng ở phần chân. Rất may, là chị đã phát hiện và hỗ trợ chị của cậu bé đưa đi cấp cứu kịp thời.

Đối với trẻ em, nguy hiểm nhất là để trẻ tự chơi mà không có sự giám sát của người lớn. Cha mẹ cần phải nghĩ ra và loại trừ tất cả những trường hợp đồ vật thủy tinh nguy hiểm ở trong nhà dưới đây:

Kẹp nhiệt độ


Đồ vật thủy tinh trong nhà – “sát thủ chớp mắt thành tàn tật” của trẻ

Kẹp nhiệt độ là đồ vật nhà nào cũng có, đặc biệt là những nhà có trẻ nhỏ. Nhưng nhiều bố mẹ vẫn còn chủ quan không để gọn gàng. Chiếc kẹp nhiệt độ là đồ vật nhỏ, được thiết kế với phần thủy tinh mỏng và thủy ngân bên trong. Thứ đồ vật này thường được bố mẹ sử dụng khi trẻ ốm nên trẻ dễ lầm tưởng là đồ chơi được. Nếu chẳng may trẻ nghịch bị vỡ hoặc cho vào miệng cắn vỡ có thể rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Thủy ngân rất độc, có thể gây tổn thương não nếu trẻ tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó có thể tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng . Hít phải thủy ngân có thể khiến trẻ bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn. 

Ngoài ra những mảnh vỡ thủy tinh sẽ có thể gây tổn thương ngoài hoặc rất nguy hiểm nếu trẻ không biết khi cắn vỡ kẹp nhiệt độ và vô tình nuốt phải thủy tinh.

Bố mẹ cần làm:

- Không nên cuống cuồng làm các biện pháp như móc họng, bóp bụng gây nôn cho trẻ, vì rất có thể hành động này sẽ khiến trẻ bị sặc, thủy ngân bị đẩy ngược lên, có nguy cơ chui vào phổi, rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.  Nếu không may trẻ nuốt phải thủy ngân, cha mẹ chỉ cần theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định, đánh giá lượng thủy ngân đã được bài tiết ra ngoài. Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để tránh táo bón, giúp sự bài tiết tốt hơn.

- Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ bạn nên kiểm tra xem thủy ngân có bị dính vào người và quần áo của trẻ không. 

- Nếu có thì nên thay bỏ toàn bộ quần áo. Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi, tránh cho trẻ nhỏ chạm trực tiếp. 
Nếu thấy trẻ bị thương tích nặng do mảnh vỡ của kẹp nhiệt độ rơi vào thì cần sơ cứu và đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Bàn kính phòng khách hoặc bàn ăn bằng kính trong bếp

Đồ thủy tinh trong nhà 2
Chiếc bàn kính vỡ tan gây tai nạn cho cháu bé 4 tuổi ở Tp.HCM. (Ảnh: Internet)
Cho dù gia đình này đã sử dụng kính cường lực dày tới 10 ly nhưng khi chịu một lực tác động lớn vẫn vỡ tan tành và để lại những mảnh vỡ sắc nhọn vô cùng nguy hiểm không chỉ với trẻ nhỏ.

Hơn nữa, trẻ con rất thích leo trèo lên bàn có độ cao để nhảy múa và nghịch. Chỉ cần một tác động lực nhỏ khi trẻ nhảy lên cũng có thể làm vỡ kính gây tai nạn đáng tiếc. Mảnh kính vỡ có thể gây ra những vết cắt nghiêm trọng, gây mất máu và làm vết thương bị nhiễm trùng. 

Bố mẹ cần làm:

- Cảnh báo trẻ không được chơi, nghịch nhảy nhót trên bàn kính

- Khi sự việc đã xảy ra cần bình tĩnh xử lý vết thương cho trẻ và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Gương treo trong nhà


Đồ thủy tinh trong nhà 1

Tủ quần áo có gương hoặc gương soi trong nhà tiềm ẩn nguy cơ gương bị nứt vỡ sẽ tự động rớt xuống và gây tai nạn cho trẻ nếu đứng gần đó.  Trẻ con thường hiếu động và thích soi gương, hoặc với với để chơi với gương trong nhà. Hoặc cũng có thể do khung gỗ lâu ngày bị mối mọt, bị lỏng ra và không giữ được gương trong khung gỗ, toàn bộ gương rớt ra ngoài và gây tai nạn cho trẻ.

Bố mẹ cần làm:

- Hãy thường xuyên kiểm tra gương treo trong nhà bao gồm tủ quần áo có gương, gương treo tường, gương trong phòng tắm.

- Thay thế ngay nếu phát hiện gương bị nứt, vỡ hoặc khung gỗ giữ gương bị yếu, bị lỏng lẻo hoặc bị hư hỏng do mối mọt.

- Nếu có thể sử dụng băng keo trong để dán gương hoặc sử dụng gương hai lớp có dán keo ở giữa.

- Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch gần gương, tỳ đè vào gương.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
6 điều cần lưu ý khi chăm trẻ sơ sinh các mẹ cần biết

6 điều cần lưu ý khi chăm trẻ sơ sinh các mẹ cần biết

08:02 Add Comment

Chăm sóc trẻ sơ sinh có thể là vấn đề khiến nhiều bố mẹ trẻ lúng túng vì chưa có kinh nghiệm. Dưới đây là những điều bạn cần làm để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho em bé nhà mình.

1. Đừng để bất cứ ai hôn bé sơ sinh của bạn

6 điều cấm kỵ khi chăm trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Không nên để người lạ ôm hôn trẻ sơ sinh.

Trong những tuần đầu đời của trẻ, tiếp xúc với vi trùng và vi khuẩn là vấn đề nghiêm trọng. Hôn và không rửa tay khi tiếp xúc với trẻ có thể lây truyền các bệnh không mong muốn cho trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn rất non yếu để có thể chống chọi, bảo vệ. Bố mẹ nên yêu cầu mọi người không hôn bé và rửa sạch tay trước khi ôm, bế bé. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng nên tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, nơi công cộng, nơi có nguy cơ lây bệnh cao. Sau khoảng thời gian này, bé sẽ sẵn sàng những cuộc phiêu lưu cùng bố mẹ, nên cần kiên nhẫn 1 chút trong thời gian này nhé.

2. Không cần thay đổi sinh hoạt

Trẻ sơ sinh rất cần sự quan tâm, nhưng bạn cũng không cần thiết phải phá vỡ thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Hãy bỏ đi suy nghĩ phải đóng cửa sổ hay kéo rèm thì trẻ mới ngủ ngon hơn. Bạn cũng không cần phải ngăn mọi người xem tivi, nói chuyện hoặc nghe đài nhỏ âm thanh khi bé đang ngủ trưa. Buổi tối, cũng hãy cố gắng giữ thói quen cũ của bạn. Hãy tắt đèn để tạo thói quen này hàng ngày cho bé. Bạn cũng đừng lo lắng nếu như các anh chị của bé gây ồn, trẻ sơ sinh càng tiếp xúc với tiếng ồn sớm thì sẽ càng ngủ ngon hơn, dù bất cứ thời gian nào.

3. Đừng để tã bẩn quá lâu

6 điều cấm kỵ khi chăm trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Cần thay tã cho bé sơ sinh thường xuyên. 

Đây là việc quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ. Trẻ sơ sinh bài tiết và đi tiểu nhiều hơn so với đứa trẻ trên 6 tháng tuổi. Điều này có nghĩa là bé cần được thay tã thường xuyên. Kiểm tra tã của bé liên tục để đảm bảo rằng bé không bị ẩm ướt khó chịu. Điều này cũng giúp ngăn ngừa việc hăm tã.

4. Không dùng ti giả quá sớm

Em bé được sinh ra với bản năng mạnh mẽ là bú mút, và sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này. Mút núm ti giả quá sớm có thể gây nhầm lẫn lịch trình ăn uống của bé. Bé sơ sinh đã quen với hơi ấm cơ thể, nhip tim và mùi hương của bạn vì thế cho con bú là 1 trải nghiệm thoải mái, là quà tặng tuyệt vời dành cho bé của bạn. Dĩ nhiên không phải tất cả các bà mẹ đều có điều kiện để cho con bú. Nếu trong trường hợp bé của bạn cần phải bú bình, hãy làm theo hướng dẫn của bác sỹ. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng đừng bao giờ quên tiệt trùng các dụng cụ trước khi cho bé ăn.

5. Chú trọng hơn đến trang phục của bé

6 điều cấm kỵ khi chăm trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Trang phục cũng là yếu tố khiến trẻ trở nên khó chịu.

Trang phục cũng là yếu tố khiến trẻ trở nên khó chịu. Quấn quá nhiều thứ cũng khiến trẻ khó chịu. Bạn nên mặc cho bé nhiều lớp và bạn có thể dễ dàng cởi bớt hoặc mặc thêm vào để giữ nhiệt độ vừa phải cho bé.

6. Đừng bỏ qua các cuộc hẹn với bác sỹ

Hãy chắc chắn bạn có địa chỉ bác sỹ uy tín sẵn sàng thăm khám cho bé khi cảm thấy không ổn. Nếu đây là lần làm mẹ đầu tiên, có thể bạn sẽ lo lắng ngay cả những tình huống bình thường của bé. Tuy nhiên chỉ có người chuyên môn mới có thể khẳng định chắc chắn tình hình. Bác sĩ sẽ là người phân tích đâu là tình huống bình thường và bất thường để đánh giá tình trạng của bé.
         
(Nguồn: familyshare)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.